Ngày 1-9-2019, theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho hay, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương xây dựng dự án tuyến đường cao tốc từ huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, đi qua Bình Dương về TPHCM. Hiện tại, Tỉnh Bình Phước, cụ thể là huyện Chơn Thành và Đồng Phú đang tích cực giải phóng mặt bằng để có thể thực hiện dự án cho đúng tiến độ. Việc xây dựng tuyến cao tốc này là một trong những bước đệm quan trọng trong phát triển kinh tế của Bình Phước nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung.
Sự quan tâm từ chính quyền đia phương
Theo như quyết định số 326/QD – TTG của Thủ tướng Chính Phủ: sau năm 2020, sẽ xây dựng tuyến đường cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – TP.HCM. Được biết, tuyến cao tốc TP.HCM – Chơn Thành được thiết kế với điểm đầu là Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) và điểm cuối là nút giao Gò Dưa (Vành đai 2), có chiều dài 69km, quy mô từ 6 đến 8 làn xe đang được UBND tỉnh Bình Phước, Bình Dương và TPHCM tích cực triển khai, đẩy nhanh tiến độ để giải tỏa áp lực cho các đường quốc lộ 13, rút ngắn con đường lưu thông giữa 3 tỉnh. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.
Hình ảnh minh họa cao tốc Bình Dương – Bình Phước
Từ đầu năm 2019 đến nay, một số khu vực thuộc huyện Chơn Thành và một số khu vực như xã Đồng Tâm, Tân Hưng, … đặc biệt là xã Tân Phước thuộc huyện như Đồng Phú đã tích cực đền bù cho người dân, trả mặt bằng cho chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cao tốc Bình Dương – Bình Phước thuộc tuyến đường cao tốc Bình Phước – Bình Dương – TPHCM. Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng đã kiến nghị Bộ Giao Thông Vận Tải ưu tiên sớm đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc này để có thể kết nối TP.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Con đường kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam
Có thể nói, đối với tỉnh Bình Phước nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung, tuyến đường cao tốc này một khi được hoàn thiện, phối hợp với cầu Mã Đà nối liền Bình Phước và Đồng Nai thông qua tuyến đường duy nhất, tuyến đường DT 753, tuyến đường sắt xuyên Á và các khu công nghiệp đang dần được hình thành tại địa bàn tỉnh Bình Phước sẽ là một bước đệm vô cùng quan trọng cho sự phát triển của Bình Phước, đồng thời giảm tải áp lực cho tam giác kinh tế là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương khi mà quỹ đất dành cho khu công nghiệp ở 2 địa phương này đang ngày càng thu hẹp và áp lực dân số ngày càng đông.
Kinh tế khu vực được hưởng lợi
Với vị thế là một tỉnh có quỹ đất sạch, tiếp giáp trực tiếp với 3 tỉnh thành phố phát triển nhất khu vực phía Nam, Bình Phước đã trở thành một sự lựa chọn mới vô cùng hoàn hảo cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này vô hình chung sẽ kéo theo sự phát triển của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, mua sắm, buôn bán, siêu thị … đặc biệt là bất động sản. Trong vòng 2 năm qua, Bình Phước đã chứng kiến giá BĐS nơi đây tăng mạnh từ 50% đến gấp đôi, gấp 5 lần tùy từng khu vực và hàng loạt dự án dân sinh tầm cỡ phục vụ nhu cầu của người dân đã được đầu tư xây dựng tại địa bàn tỉnh như Tân Phước Center, Cát Tường Phú Sinh … với sự tham gia của các ông lớn trong ngành như Becamex, Ving group, Đất Xanh Central, …
Dưới áp lực phát triển kinh tế Bình Phước, giảm tải áp lực của TPHCM, Bình Dương, tuyến đường cao tốc trọng điểm nối liền 3 tỉnh sẽ được xây dựng trong thời gian sớm nhất dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của UBND các tỉnh, thành phố. Một khi được xây dựng, tuyến đường cao tốc này chắc chắn sẽ giúp Bình Phước thay đổi màu áo kinh tế theo hướng phát triển vượt bậc và con đường giao thương của khu vực Đông Nam bộ được mở rộng.