THIẾT KẾ VƯỜN VÀ CÂY XANH TRONG NHÀ PHỐ NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP LÝ?

23 Th10 1919
3
(2)

Trong thiết kế nhà phố xu hướng thiết kế sân vườn hiện đang được nhắc đến nhiều, nhưng làm sao cho gọn và hiệu quả vẫn là điều cần quan tâm. Một ngôi nhà có cây xanh tươi tắn và thuận tiện chăm sóc không dễ thực hiện nếu làm tự phát, thiếu tư vấn của nhà chuyên môn.

 1.Nên chừa 10-20% diện tích làm sân vườn

Để trống 10 – 20% diện tích xây dựng để làm giếng trời không chỉ đem lại khoảng thông gió, có nắng mưa vào nhà mà còn là vị trí tốt để bố trí nơi trồng cây. Nguyên tắc đơn giản là “bí đâu mở đó” để mở giếng trời đúng vào chỗ ngôi nhà thiếu thông thoáng và cần cây xanh.

Ví dụ:  Mở phía sân sau sẽ thông thoáng cho bếp và phòng ăn, mở sân giữa lấy không khí cho khu cầu thang, vệ sinh, tạo tường xanh trong giếng trời rất hiệu quả.

2. Nên có hệ thống khung, giàn cho diện tích chật hẹp

Khi diện tích hẹp thì việc bố trí hoa lá trong giếng trời nên tính toán gọn gàng, và cần có hệ khung hay giàn làm điểm tựa cho cây cối. Nhóm cây thuộc họ trầu bà, dương xỉ… dễ dàng tươi xanh trong điều kiện ít nắng mưa trực tiếp. Có thể trồng cơ động trong giỏ nhỏ, treo móc linh hoạt.

Với những khung cửa sậm màu hoặc mảng tường gạch đá thô, nên dùng cây trong bình gốm và những loại hoa, lá có nét mềm mại, đôi khi chỉ là những chậu cúc vàng, hồng tỉ muội nhỏ nhắn hoặc bụi sả, cỏ lan chi… nhưng vẫn làm nên một nét đẹp riêng.

3. Lưu ý khi bố trí sân vườn ở bancon và sân thượng

Tại nhà phố, ban công hoặc sân thượng nếu nắng mưa đầy đủ có thể kết hợp chút thảm cỏ (cỏ mật, cỏ chỉ) xen lẫn với một số hoa nhỏ. Chú ý phối hợp với trụ đá, sỏi cuội làm giới hạn cho mảng xanh và bố trí linh hoạt nhằm dễ thay đổi khi cần thiết. Lá đơn sắc nếu khéo sử dụng sẽ giúp khung cảnh ấn tượng hơn, như dương xỉ xanh non, trạng nguyên đỏ rực hay xương rồng xanh thẫm…

Nếu ban công ở hướng thoáng gió và có nắng, có thể đặt những chậu lan Ý, thiên điểu để mang chất nhiệt đới, tạo nét rắn rỏi tươi tắn mà lại ít tốn công chăm sóc. Cần tránh tình trạng “hợp chủng cây” để tạo sự đồng nhất cho không gian vườn nhà phố. Nên kê chậu trên gạch, giá đỡ hoặc sử dụng chậu có đĩa bên dưới để giúp thoát nước tốt và không làm ố bề mặt sàn gạch.

4. Phải nghiên cứu về ánh sáng, kỹ thuật…trước khi làm

Nếu mảng tiểu cảnh giúp gia chủ mỗi ngày nhìn ngắm cảm thấy thư thái, dễ chịu thì rất tốt. Ngược lại, vì thấy ở nhà khác làm hay hay nên muốn làm theo thì chưa chắc đã phù hợp về ánh sáng, kỹ thuật, sinh hoạt… của nhà mình, làm phản tác dụng.

Do đó, không phải vô cớ mà phong cách vườn Việt Nam khá đơn giản và ít đi vào khuôn thức gò bó nhìn mặt đặt tên như vườn của các nước châu Âu hoặc Bắc Á. Ví dụ hồ nước cây xanh đặt gần cửa sổ mới cân bằng âm dương nhờ có ánh sáng bên ngoài, còn đặt trong góc nhà tối tăm sẽ gây âm thịnh dương suy, độ ẩm tăng cao, không tốt cho nội thất.

Thực tế cha ông ta cư xử với thiên nhiên rất khéo, mùa nào thức nấy, chọn cây gì đều cân nhắc nhiều mặt, không lợi là không làm.

Hiện nay đá hộc, gạch trồng cỏ, sỏi cuội… đang được sử dụng cho tiểu cảnh nội thất ngày càng nhiều. Một số kiểu cách hoang sơ, vườn khô, mảng tường xù xì lúc mới xuất hiện cũng khá lạ mắt, nhưng nếu lạm dụng sẽ khiến các không gian trở nên nặng nề, thiếu gọn ghẽ và không “sạch sẽ”.

Và nếu làm mảng tiểu cảnh khô rải sỏi thì phải chú ý có khoảng nhìn ngắm tương xứng, tránh làm theo kiểu “nhồi nhét” ở một góc khuất góc kẹt nào đó trong nhà. Theo tôi yếu tố tự nhiên cần xem trọng khi muốn tạo nét đẹp cho mảng xanh trong nhà phố, nghĩa là đá hay cây cối cần thật tự nhiên, tránh sắp đặt quá mức.

Đánh giá của bạn?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá bài viết này!

Đánh giá trung bình 3 / 5. Số lượt bình chọn: 2

Chưa có bình chọn nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích...

Theo dõi Đất Xanh Miền Đông trên mạng xã hội!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết cách chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?